30 nền kinh tế nhập khẩu lớn nhất thế giới, Việt Nam đứng thứ 22

Ngọc Trang | 01/12/2024

Đồ thị thông tin dưới đây gồm 30 nền kinh tế nhập khẩu lớn nhất dựa trên số liệu từ Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)...

Kể từ năm 1995 đến nay giá trị thương mại toàn cầu tăng gấp gần 5 lần. Hiện tại, 10 nền kinh tế nhập khẩu lớn nhất chiếm tới hơn 50% tổng giá trị nhập khẩu toàn cầu, tương đương 12,4 nghìn tỷ USD.

Từ Mỹ cho tới Ấn Độ, đây là các nền kinh tế tăng trưởng mạnh và có thị trường tiêu dùng khổng lồ. Những nhân tố như đầu tư kinh doanh, thunhập khả dụng và tỷ giá hối đoái cũng đóng vai trò quan trọng trong định hình các động lực nhập khẩu tại các nền kinh tế.

Đồ thị thông tin dưới đây gồm 30 nền kinh tế nhập khẩu lớn nhất dựa trên số liệu từ Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2023.

30 nền kinh tế nhập khẩu lớn nhất thế giới, Việt Nam đứng thứ 22 - Ảnh 1
30 nền kinh tế nhập khẩu lớn nhất thế giới, Việt Nam đứng thứ 22 - Ảnh 2

Mỹ dẫn đầu danh sách này với kim ngạch nhập khẩu năm ngoái đạt 3,2 nghìn tỷ USD. Với thị trường tiêu dùng lớn và nền kinh tế phát triển, Mỹ là nước nhập khẩu lớn nhất với nhiều mặt hàng như ô tô, điện tử, máy móc công nghiệp và dược phẩm.

Mexico, đối tác thương mại hàng đầu của Mỹ, là nhà cung cấp hầu hết các mặt hàng này. Trong khi đó, Canada là nhà cung cấp dầu thô, khí tự nhiên và nhiều tài nguyên khác. Gần đây, Tổng thống đắc cử Donald Trump thông báo kế hoạch áp thuế quan 25% với hàng nhập khẩu từ Mexico và Canada ngay từ ngày đầu tiên của nhiệm kỳ. Nếu được ban hành, chính sách này có thể làm tăng đáng kể chi phí cho doanh nghiệp và người tiêu dùng ở cả ba quốc gia.

Sau Mỹ, Trung Quốc là nước nhập khẩu lớn thứ hai thế giới. Đây cũng là nước nhập khẩu dầu thô nhiều nhất thế giới, chủ yếu từ Saudi Arabia, Nga và Iraq. Tuy nhiên, không giống Mỹ, Trung Quốc có thặng dư thương mại lớn khi xuất khẩu vượt nhập khẩu hơn 1,3 tỷ USD trong năm 2023.

Trong bối cảnh nhu cầu tiêu dùng yếu và gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu, 27 nền kinh tế trong top 30 trên chứng kiến kim ngạch nhập khẩu giảm trong năm 2023. Trong đó, giảm mạnh nhất ở Đài Loan (-18%) và Brazil (-14%).

Theo Vneconomy